Đền thờ Nguyễn Tri Phương tại Đồng Nai
System Admin
12/08/2024
292
Đền thờ Nguyễn Tri Phương tại Đồng Nai
Đền thờ Nguyễn Tri Phương tại Đồng Nai

  • Giới thiệu chung:

Từ trung tâm thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ I qua cầu Rạch Cát, Cầu Gành, rẽ trái tỉnh lộ 16 khoảng 500 mét là đến đền thờ Nguyễn Tri Phương. Xung quanh ngôi đền là cảnh sông nước hữu tình, phía trước là rừng dương liễu ngày đêm vờn gió vi vu, phía trên là đường thiên lý Bắc Nam, bao bọc phía sau là khu dân cư với vườn cây trái sum suê. Ngôi đền như sống giữa vòng tay ấm áp niềm tin yêu kính trọng của người Biên Hòa - Đồng Nai. Từ ngôi miếu nhỏ mang tên làng Mỹ Khánh, đến đầu thế kỷ XIX (1803) nhân dân địa phương xây dựng thành ngôi đền. Năm 1873, khi danh tướng Nguyễn Tri Phương mất, để tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc vị anh hùng đã có công trong việc di dân lập ấp, mở mang lãnh thổ đàng trong làm vẻ vang thêm trang sử Biên Hòa, nhân dân tạc tượng ông và thờ ông tại đền. Từ đó đình Mỹ Khánh được gọi là đền thờ Nguyễn Tri Phương. Đền nằm trong khu đất rộng khoảng 2.500m2, mặt trước của đền được đắp nổi dòng chữ: Mỹ Khánh đình bằng chữ Hán, hai bên là cặp lý ngư hóa long, nhật nguyệt, trên đỉnh của chánh điện trang trí hình lưỡng long tranh châu, hai bên có cặp phụng bằng gốm men xanh. Từ ngoài nhìn vào ta thấy sự uy nghi của ngôi đền. Ở giữa các tấm bao lam bằng gỗ được trạm khắc hoa điểu, tứ linh rất công phu, các bức liễn và hoành phi khắc chữ Hán, sơn son thếp vàng treo trên các cột và xà ngang. Chánh điện ngày đêm nhang khói nghi ngút, hai bên thờ tả ban, hữu ban liệt vị… bàn hương án được điểm khắc lưỡng long triều nhật, bàn la liệt bằng đá. Trước bàn thờ đặt ngai gỗ chạm khắc đầu rồng, long vân sơn son thếp vàng tinh xảo, chánh điện có tượng Nguyễn Tri Phương được tạc bằng gỗ.

Hàng năm đền tổ chức lễ kỳ yên vào sáng 16 và 17 tháng 10 Âm lịch; với những nghi thức tiến thần, diễn hành lễ bộ, tống phong… rất độc đáo và đẹp mắt. Nhân dân địa phương và các vùng lân cận, các ban quí tế đình, đền trong vùng đến dự. Trước anh linh ông, những người đến với lễ kỳ yên như thoát khỏi bề bộn lo âu của đời thường, lòng người hướng về sự thanh cao, thiêng liêng, tưởng nhớ công lao, đức trọng của Nguyễn Tri Phương, tôn thờ ông là vị phúc thần của địa phương.

Hơn một nửa thế kỷ trôi qua, cùng với hồn thiêng sông núi, oai linh của tướng quân Nguyễn Tri Phương như vẫn còn quanh đây trong suốt cuộc trường chinh đánh đuổi thực dân, đế quốc giành độc lập tự do cho tổ quốc. Khí phách anh hùng và tấm gương trung trinh của Nguyễn Tri Phương, cũng như nhiều thế hệ họ tộc của Ông đã làm chói ngời đạo lý xã thân vì độc lập tự do của tổ quốc, mãi mãi được lịch sử khắc ghi, là niềm kiêu hãnh của người dân Việt Nam. Đến thăm đền thờ Nguyễn Tri Phương quý khách sẽ được đón tiếp và hướng dẫn tận tâm, được tận mắt chiêm ngưỡng và tỏ lòng tôn kính trước anh linh tướng quân Nguyễn Tri Phương, được hòa mình trong không gian yên tĩnh của một làng quê, hay tắm mình dưới dòng sông Đồng Nai.

  • Một số hình ảnh:

denthoNTP-DN-004.JPG

denthoNTP-DN-014.JPG

denthoNTP-DN-019.JPG

denthoNTP-DN-041.JPG

denthoNTP-DN-042.JPG

denthoNTP-DN-043.JPG

denthoNTP-DN-048.JPG

denthoNTP-DN-055.JPG

denthoNTP-DN-057.JPG

Bài Viết Liên Quan
Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại
Mới đây, một lần nữa người ta lại phát hiện súng thần công và nhiều hiện vật quý giá khác ở độ sâu trên 3m ở phía tây chân thành Điện Hải (Đà Nẵng). Phát hiện trên cho thấy, có thể còn nhiều di vật khác bị chôn vùi tại khu di tích lịch sử quốc gia này và cần có một cuộc thăm dò khảo cổ học quy mô lớn...
Hoài niệm bánh tẻ Cầu Liêu
Bánh tẻ Cầu Liêu (Thạch Thất, Hà Nội) xưa chỉ to bằng con bông kéo sợi. Lịch sự thì khách bóc để ra đĩa, lấy con dao bằng nứa khía hai nhát là vừa miếng, không thì cầm tay bóc lá, ăn dần… Loại bánh này nay chỉ còn trong ký ức.
Vinh danh gốm Giang Cao - Bát Tràng trên 'Con đường gốm sứ'
Đoạn tranh Làng nghề truyền thống Giang Cao - Bát Tràng có độ dài 35 m, tổng diện tích 70m2 , trên công trình nghệ thuật con đường gốm sứ ven sông Hồng đã được khánh thành sáng nay (1/10).
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung