Khánh thành nhà thờ hệ tộc Nguyễn Tri Phương
System Admin
12/08/2024
104
Khánh thành nhà thờ hệ tộc Nguyễn Tri Phương
Khánh thành nhà thờ hệ tộc Nguyễn Tri Phương

Ngày 21/3/2010, tại thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khánh thành công trình phục hồi, tôn tạo khu di tích nhà thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm. Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hòa - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến dự và phát biểu chúc mừng.

Nhà thờ mới được xây dựng khang trang, uy nghi, cổ kính, vừa là nơi thờ tự để tưởng nhớ công lao to lớn của Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nghuyễn Lâm, đồng thời cũng là một địa điểm cho du khách viếng thăm. Công Trình phục hồi và tôn tạo nhà thờ Tam Công được xây dựng trên nên đất khuôn viên nhà thờ cũ có mở rộng phía sau. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

Cắt băng khánh thành công trình
Cắt băng khánh thành công trình

Nguyễn Tri Phương là vị tướng tài của Triều Nguyễn, ông sinh năm 1800, được bổ nhiệm làm quan từ lúc còn rất trẻ, trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn như Thượng thư Bộ Công, Tráng liệt bá, Phụ chính Đại thần… vinh dự được vua Minh Mạng khen là người “văn hay chữ tốt, phẩm cách hơn người, dù bật đại khoa cũng không hơn được”. Cuộc đời ông ngoài những công lao lớn cho sự phát triển kinh tế, ban giao, quốc phòng còn gắn với 3 sự kiện lớn: làm Tổng chỉ huy quân đội Nhà Nguyễn đánh Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội. Ông tử tiết tại Hà Nội ngày 20/12/1873 sau 1 tháng tuyệt thực khi quân Pháp đánh úp thành Hà Nội vào đêm 19 rạng sáng ngày 20/11/1873. Con trai của Ông là Phò mã Nguyễn Lâm cũng bị trúng đạn của quân Pháp và hy sinh tại trận. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức soạn bài văn tế cho ba vị công thần: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm (em trai Nguyễn Tri Phương hy sinh ngày 21/2/1861 tại Đại đồn Chí Hòa – Gia Định) và cho xây dựng đền thờ Trung Hiếu từ thờ Nguyễn Tri Phương, trong đó có thờ cả Nguyễn Duy và Nguyễn Lâm tại quê nhà để thờ tự ba vị công thần đã anh dũng hy sinh vì đất nước.

Tượng Nguyễn Tri Phương được thờ trong Trung Hiếu từ
Tượng Nguyễn Tri Phương được thờ trong Trung Hiếu từ  


  Nhiều địa phương trong cả nước đã lập đề thờ Tam công .

Năm 1990, ba lăng mộ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm và nhà thờ Trung Hiếu được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Do trải qua thời gian quá dài nên nhiều hạng mục nhà thờ Trung Hiếu đã xuống cấp, năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng phục hồi, tôn tạo nội, ngoại thất Trung Hiếu từ. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, là nơi tưởng niệm những anh hùng xả thân vì đất nước, góp phần giáo dục truyền thống quý báu của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Năm 2005, địa phương tiếp nhận tượng đồng cụ Nguyễn Tri Phương  từ chương trình “Những giọt đồng cho các danh nhân” của hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hòa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Phong Điền bảo quản, khai thác tốt giá trị của di tích; đồng thời đề nghị con cháu họ tộc Nguyễn Tri phát huy truyền thống quý báo của cha ông, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển quê hương đất nước.

Trong cay
Sau lễ cắt băng khánh thành, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hòa và lãnh đạo huyện Phong Điền đã trồng cây xanh lưu niệm tại khuôn viên di tích (ảnh).


Việc hoàn thành dự án phục hồi và tôn tạo nhà thờ Tam Công tại quê hương  Phong Chương đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình đầu tư phục hồi tôn tạo để xứng tầm là một di tích lịch sử Quốc gia, tôn vinh các vị danh nhân của đất nước.

Theo TT&VH

 

Bài Viết Liên Quan
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương
TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện
ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương
Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung