Hịch Nguyễn Tri Phương kêu gọi chống Tây
System Admin
12/08/2024
348
Hịch Nguyễn Tri Phương kêu gọi chống Tây
Hịch Nguyễn Tri Phương kêu gọi chống Tây

...Qủy trắng đâu vùng vẫy dưới trời,
Dân đen xảy bùn hôi trên đất.
Áng sáng nghiệp mấy tòa kim cốc,
Đống tro tàn vì một mũi xung tiêu.
Lũ phấn chi mấy mặt xuân phong,
Mùi tanh khét há chung hơi dị loại?
Ruổi trên bộ thì đặt lũy đầu Mai Sơn tự,
Lại đóng rải nơi Hiển Trung, Khải Tường, Kiểng Phước
Chùa miễu trăm năm linh tích,
Dấu khói hương lạnh ngắt như không,
Khuấy dưới sông thì gieo neo khúc Hữu Bình đồn,
Lại ngược xuôi nơi Vũng Gù, Bến Lức, Rạch Ông

Gần xa các nẻo thương hồ,
Ghe buôn bán dật xiêu còn mấy.
Thói hung bạo khắp thần dân đều giận,
Dạ tham ô tuy săng cỏ cũng hờn.
Lẽ trời đâu giúp đứa hung cường,
Phép nước chẳng dung loài tàng tặc.

Ta nay:
Vâng lời minh dụ,
Lãnh chức nguyên nhung...
Đem oai linh mà dẹp lũ cuồng di, dám chầy việc võ
Ra đức cả vỗ người quy thuận, trước rạch lời văn…

Nói thêm về Mạc Như Đông:

Mạc Như Đông, chưa rõ cha mẹ là ai, nhưng theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, thì trong tên Đông có bộ Mộc[1] như vậy ông cùng một thế hệ với Mạc Công Du và Mạc Công Tài.

Theo sử sách còn ghi lại thì khoảng năm 1833 - 1834, là một trong những thời kỳ “đen tối” của xứ Hà Tiên. Bởi trong cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi chống lại nhà Nguyễn, ở vùng Gia Định cũ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), các con cháu họ Mạc ở Hà Tiên, là Công Du, Công Tài, Hầu Hi, Hầu Diệu vì nhận chức quan của họ Lê, cho nên sau khi cuộc nổi dậy bị thất bại, họ đều bị khép tội. Thêm nữa, cũng vì Lê Văn Khôi cho người sang Xiêm cầu viện, mà quân xiêm có cớ tràn sang chiếm cứ Hà Tiên, rồi theo kênh Vĩnh Tế qua Châu Đốc... Mô tả cảnh tao loạn này, tác giả Jackenet, viết: Quân Xiêm mặc sức đốt cướp dọc đường hành quân, giết đàn ông, bắt đàn bà trẻ con mang đi...

Gặp họa lớn lao quá, mẹ Mạc Như Đông đành phải dẫn con rời bỏ xứ Hà Tiên ra Bắc, định cư ở quê ngoại, là làng Mộ Trạch (nay thuộc huyện Bình Giang, Hải Dương). Ở đây, Mạc Như Đông được mẹ đăng ký hộ tịch theo họ mẹ, nên có tên mới là Trần Nghị Đông.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông đỗ cử nhân, được bổ nhậm làm Đốc học tỉnh Định Tường.

Sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Ngày 2 tháng 2 năm 1859, quân Pháp vào đánh Gia Định. Khoảng 1860, Mạc Như Đông theo Tán lý đạo Định Biên là Nguyễn Duy (khi ấy Nguyễn Duy đang đang đóng ở Tân An tức Long An bây giờ), về Gia Định phục vụ trong bộ chỉ huy của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, anh ruột tướng Nguyễn Duy. Ở tại quân thứ Chí Hòa, ông nhận lệnh của chủ tướng Tri Phương làm bài hịch để động viên quân dân chống Pháp.

Bài Viết Liên Quan
Dùng y học cổ truyền lợi cho dân, ít tốn cho nhà nước
Một nghiên cứu mới đây ở Úc cho thấy các liệu pháp như dầu gan cá, thảo dược St John’s Wort hay châm cứu có ích lợi kép: tốt cho sức khỏe người dân, đỡ cho ngân sách nhà nước.
Khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Đúng 8g sáng nay 1-10, dưới ánh nắng trời thu Hà Nội, bên Tượng đài Đức vua Lý Thái Tổ, Thành phố Hà Nội đã trọng thể tổ chức lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hàng ngàn người hân hoan, náo nức mừng Đại lễ
Sau lễ khai mạc đầy ý nghĩa, những màn nghệ thuật độc đáo chào mừng Đại lễ đã diễn ra tại sân khấu chính. Trên những con đường quanh hồ Gươm, hàng ngàn người náo nức, hân hoan ngắm nhìn những nét đẹp của Hà Nội.
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung