Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm
System Admin
12/08/2024
404
Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm
Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm

Nguyễn Tri Phương sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thìn (1800) tại làng Đường Long, tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, nay là thôn Chí Long, xã Phong Chương, huyện Hương Điền, tỉnh TTHuế. Từ nhỏ đến năm 49 tuổi tên là Nguyễn Văn Chương. Từ năm 1850 được đổi tên là Nguyễn Tri Phương, tự là Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên.

Phò mã Nguyễn Lâm (1844-1873) tự là Mặc Hiên, là con thứ hai của cụ Võ Hiển Trang, liệt bá Nguyễn Tri Phương, sinh ngày 19/4 năm Giáp Thìn (1844), mất ngày 1/10 năm Quý Dậu (1873).

Nguyễn Duy (1809- 1861) tự Nhữ Hiền, là em ruột cụ Nguyễn Tri Phương. Sinh ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (1809) tại làng Đường Long, tức Chí Long, huyện Hương Điền (cũ Phong Điền) và mất ngày 16 tháng Giêng năm Tân Dậu (25/2/1861) tại trận Kỳ Hoà tức Chí Hoà. Sau khi hy sinh tại thành Hà Nội (1873) vua Tự Đức xuống dụ cho lập đền thờ trung hiếu tại quê để thờ cụ, hàng năm nhà vua thường phái quan sở tại đến tế.

Nhà thờ Nguyễn Tri Phương, theo các cụ trong dòng họ kể lại thì buổi đầu là một ngôi nhà một gian hai chái, tường xây lợp ngói liệt, cột rất to, trên mái nhà có thờ long phụng, nhà rộng 5m, dài 7m, thềm rộng 2,1m, dài 7m, xung quanh nhà thờ có la thành xây bằng gạch bao bọc: rộng 11m, dài 20m. Chính giữa nhà thờ có một cổng ra vào được xây bằng hai cột trụ lớn (nay bị phá còn móng). Cổng rộng 1,6m, dày 0,5m, rộng 0,5m (nhà thờ được xây dựng trên khuôn viên ngôi nhà ở của Nguyễn Tri Phương). Cách thềm nhà thờ 6m là tấm bình phong, rộng 2,3m, cao 1,9m, dày 0,2m.

Khu lăng mộ: Lăng của Nguyễn Tri Phương xây theo hình tròn dẹp (êlíp) xung quanh có la thành xây bằng gạch vồ, nguyên liệu xây lúc này chủ yếu vôi, mật mía, keo trâu tạo thành một hợp chất như xi măng. Hướng lăng quay về hướng Đông Bắc. Lăng rộng 7,70m, dài 9,7m.

Lăng mộ Nguyễn Lâm: Phò mã Nguyễn Lâm (con trai Nguyễn Tri Phương) cùng cha giữ thành Hà Nội, bị trúng đạn hy sinh tại cửa thành phía Đông Nam thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Thi hài Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Theo các cụ trong dòng họ Nguyễn Tri kể lại lăng mộ Nguyễn Lâm đồng thời được xây dựng cùng lăng mộ Nguyễn Tri Phương. Lăng mộ Nguyễn Lâm nằm cạnh lăng mộ Nguyễn Tri Phương, về kiểu dáng, hình thức và kích thước lăng mộ Nguyễn Lâm có khác một vài đặc điểm so với lăng mộ Nguyễn Tri Phương như hình thức con nghè đá trước lăng, cấu trúc trên cột trước lăng không phải là hình hoa sen cách điệu mà là hình tượng của quả nhiều múi.

Lăng mộ công chúa Đồng Xuân: Cách lăng mộ Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm khoảng 500m (đường chim bay) về hướng Bắc là lăng mộ của công chúa Đồng Xuân (vợ phò mã đô uý Nguyễn Lâm). Cửa lăng quay về hướng Nam, tức là quay về hướng lăng của Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm. Lăng được xây theo hình chữ nhật, có la thành xung quanh.

Lăng mộ Nguyễn Duy: Sau khi hy sinh tại đồn Kỳ Hoà, Gia Định, vua Tự Đức vô cùng thương tiếc sai tỉnh thần Gia Định phái bát mộ dân phu hộ tống quan cữu Nguyễn Duy về quê an thổ. Mộ Nguyễn Duy chôn trên một trảng cát trắng rộng, hướng mộ quay về Đông Bắc. Khác với mộ của Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm... mộ Nguyễn Duy đơn giản hơn nhiều. 

Mộ bà Võ Thị Thị: (vợ cụ Nguyễn Tri Phương). Cũng như mộ Nguyễn Duy, mộ bà Võ Thị Thị cũng chôn ở trảng cát rộng cách mộ Nguyễn Duy khoảng 500m. Nhưng phần mộ của bà Võ Thị Thị được xây tròn, mặt trên bằng, rãi cát trắng. Đường kính mộ rộng 5,4m. Hướng mộ: Đông Bắc. Cách mộ 0,4m là bia làm bằng đá Thanh rộng 0,70m, cao 0,9m, dày 0,13m.

 

Den tho Nguyen Tri Phuong
Khu Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương nay thuộc làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc công nhận di tích số 575-QĐ/VH ngày 14-7-1990.


 

Bài Viết Liên Quan
Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại
Mới đây, một lần nữa người ta lại phát hiện súng thần công và nhiều hiện vật quý giá khác ở độ sâu trên 3m ở phía tây chân thành Điện Hải (Đà Nẵng). Phát hiện trên cho thấy, có thể còn nhiều di vật khác bị chôn vùi tại khu di tích lịch sử quốc gia này và cần có một cuộc thăm dò khảo cổ học quy mô lớn...
Hoài niệm bánh tẻ Cầu Liêu
Bánh tẻ Cầu Liêu (Thạch Thất, Hà Nội) xưa chỉ to bằng con bông kéo sợi. Lịch sự thì khách bóc để ra đĩa, lấy con dao bằng nứa khía hai nhát là vừa miếng, không thì cầm tay bóc lá, ăn dần… Loại bánh này nay chỉ còn trong ký ức.
Vinh danh gốm Giang Cao - Bát Tràng trên 'Con đường gốm sứ'
Đoạn tranh Làng nghề truyền thống Giang Cao - Bát Tràng có độ dài 35 m, tổng diện tích 70m2 , trên công trình nghệ thuật con đường gốm sứ ven sông Hồng đã được khánh thành sáng nay (1/10).
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung