Nguyên cứu: Có phải Nguyễn Tri Phương là người Bình Định?
System Admin
12/08/2024
430
Nguyên cứu: Có phải Nguyễn Tri Phương là người Bình Định?
Nguyên cứu: Có phải Nguyễn Tri Phương là người Bình Định?

PGS-TS. Nguyễn Thương Ngô và tập gia phả về dòng họ Nguyễn.
PGS-TS. Nguyễn Thương Ngô và tập gia phả về dòng họ Nguyễn. Ảnh: V.T


Người khẳng định điều này là PGS-TS Nguyễn Thương Ngô. Ông Ngô là người xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, từ năm 1962 đến 1996, là giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Ngô đã phát hiện ra điều này trong quá trình sưu tầm gia phả cho dòng họ Nguyễn ở Bình Định, một công việc mà ông đã tiến hành từ năm 1999 trở lại đây. Xét thấy những căn cứ mà ông Ngô dùng để khẳng định trong bài viết này, tuy chủ yếu dựa trên gia phả tộc họ và lời truyền tụng trong dòng họ, nhưng cũng có phần hữu lý; đồng thời, cũng với mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, nhất là các nhà sử học, các nhà nghiên cứu, Báo Bình Định xin trân trọng giới thiệu bài viết này.

Bà con ở Bình Dương được truyền lại rằng, trước đây, có một số người từ vùng đất này đã ra làm việc và định cư tại Nghệ An, Thừa Thiên. Một lần, được tin quan quân nhà vua dùng mấy thớt voi chở một quan tài và lương thực, đi đường biển cập vào Bãi Sâu thuộc thôn Xuân Thạnh. Dân làng ra đón và được biết là: “Đây là thi hài ông Nguyễn Tri Phương được đưa về quê nhà chôn cất và gìn giữ”. Quan quân đã đèn nhang cúng bái, canh giữ, thắp hết hai phuy dầu rồi mới rút về. Ruộng nương bị voi đi qua dẫm nát cũng được triều đình đền bù đầy đủ. Từ đó, bà con trong họ giữ kín và cùng nhau bí mật chăm sóc ngôi mộ.

Điều quan trọng là, gia phả tộc họ Nguyễn phái Bình Dương (huyện Phù Mỹ) có ghi “Thủy tổ Nguyễn Đại Lang chi thần, nguyên quán Đại Nam Quốc, Nghệ An, Thừa Thiên, Diễn Châu phủ, Quỳnh Lưu quận, nguyên Hương Cần xã, Càn Niên thôn. Định cư Chánh Thuận thôn Đèo Nhông xứ, tổng Trung Bình, huyện Phù Mỹ, Bình Định tỉnh”. Còn ở phái An Lương - Xuân Phương có tổ là Nguyễn Phúc Ân, em ông Nguyễn Đại Lang, có người ra Thừa Thiên làm việc còn giữ được gia phả ghi rất rõ: “Quán Bình Định tỉnh, Hoài Nhơn phủ, Phù Mỹ huyện, Hòa Lạc tổng, Xuân Phương thôn. Gia cư Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Phú Xuân tổng”. Qua đó cho thấy, dòng họ Nguyễn ở Bình Định có nhiều người ra Huế sinh sống và nơi nào đã sống từ ba đời trở lên thì được xem là quê hương. Và hẳn họ tộc ông Nguyễn Tri Phương cũng nằm trong số đó. Như vậy, viết như sử sách cũng không sai, vì sống từ 3 đời trở lên đã có thể xem là quê hương; nhưng có những người ra Huế định cư lâu đời nhưng vẫn xem Bình Định là quê hương mình cũng là xác đáng.
 

Mộ ông Nguyễn Tri Phương ở thôn Phú Quang, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ. Ảnh: N.T.N
Mộ ông Nguyễn Tri Phương ở thôn Phú Quang, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ. Ảnh: N.T.N


So sánh giữa hai gia phả, gia phả dòng họ Nguyễn ở Bình Dương (Bình Định), ông tổ của chi 4 là Nguyễn Nghĩa có con là Nguyễn Văn Diễn (đời thứ 4); vậy là  thiếu 4 đời mới đến ông Nguyễn Tri Phương (đời thứ 9). Trong lúc ấy, theo gia phả họ Nguyễn ở Thừa Thiên, ông Nguyễn Tri Phương có từ đời ông Cố. Như vậy, giữa gia phả hai dòng họ, đã có sự phù hợp nhất định để biết ông Nguyễn Tri Phương vốn gốc là người Bình Định.

Còn việc phải bí mật chôn cất Nguyễn Tri Phương xét ra cũng có cơ sở. Bởi dưới thời phong kiến, để đề phòng bất trắc, nhất là sự trả thù, nhiều vua quan phải giấu kín mộ hoặc dùng mộ giả. Chẳng hạn, mộ các chúa Nguyễn từ Nguyễn Kim về trước đều vậy. Ngay như ở Bình Định, chỉ riêng ông Lê Chất (trong vụ án Lê Văn Duyệt đời Minh Mạng), có tới… 9 mộ. Ông Nguyễn Tri Phương bị thương trước khi mất, nên có đủ thời gian để dặn bảo con cháu đưa về quê nhà, trong khi ở Thừa Thiên vẫn thực hiện mai táng công khai, phải chăng cũng là vì lý do đó.

Nguyễn Thương Ngô - Báo Bình Định

Nguyễn Tri Phương sinh năm 1800, mất năm 1873, sinh ra tại làng Đường Long, tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Xuất thân từ gia đình nghèo làm ruộng và thợ mộc, lại là con cả trong gia đình, nên Nguyễn Tri Phương không ra đời từ khoa bảng, mà với ý chí vươn lên, ông đã làm nên nghiệp lớn. Hồi trẻ, ông làm thơ lại ở huyện Phong Điền, rồi dần dần tiến đến làm thơ lại ở bộ Hộ sau được người tiến cử và vua Minh Mạng đã thu dụng ông. Ông từng làm Thị lang bộ Lễ, Tuần phủ Nam Nghĩa trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng, Tham tri bộ Công. Sau được cử làm Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên), Tổng đốc Long Tường kiêm Khâm sai Quân thứ Đại thần. Năm 1848, vua Tự Đức phong ông tước Tráng Bá Liệt, sau đó hơn 2 năm, Nguyễn Tri Phương được sung chức Khâm sai Tổng đốc Quân vụ Đại thần kiêm lãnh Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm Mậu Ngọ (1858), tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, ông được cử làm Quân thứ Tổng thống Đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống giặc. Với vũ khí tối tân, Pháp đã phá hủy một số lớn đồn lũy của ta, ông bị triều đình giáng cấp. Năm 1862, triều đình ký hàng ước, Nguyễn Tri Phương được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An Quân vụ. Ngày 19-11- 1873, quân Pháp do Garnier chỉ huy, đánh úp Hà Nội. Ông bị trọng thương và bị giặc bắt. Yêu nước, thương dân, bất khuất trước kẻ thù, Nguyễn Tri Phương đã chọn cái chết để thỏa lòng trung với nước.

Bài Viết Liên Quan
Dùng y học cổ truyền lợi cho dân, ít tốn cho nhà nước
Một nghiên cứu mới đây ở Úc cho thấy các liệu pháp như dầu gan cá, thảo dược St John’s Wort hay châm cứu có ích lợi kép: tốt cho sức khỏe người dân, đỡ cho ngân sách nhà nước.
Khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Đúng 8g sáng nay 1-10, dưới ánh nắng trời thu Hà Nội, bên Tượng đài Đức vua Lý Thái Tổ, Thành phố Hà Nội đã trọng thể tổ chức lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hàng ngàn người hân hoan, náo nức mừng Đại lễ
Sau lễ khai mạc đầy ý nghĩa, những màn nghệ thuật độc đáo chào mừng Đại lễ đã diễn ra tại sân khấu chính. Trên những con đường quanh hồ Gươm, hàng ngàn người náo nức, hân hoan ngắm nhìn những nét đẹp của Hà Nội.
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung