Hà Thành từng có một Trung Liệt miếu
System Admin
12/08/2024
485
Hà Thành từng có một Trung Liệt miếu
Hà Thành từng có một Trung Liệt miếu

trung-liet-mieu.jpg

 

Một trong những bức ảnh hiếm hoi về gò Đống Đa với Trung Liệt miếu do nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp năm 1942


Trung Liệt miếu được xây dựng năm Chính Hòa thứ 6 đời vua Lê Hy Tông (năm 1685) tại thôn Trung Phường, xã Yên Hòa, huyện Thọ Xương (chỗ phố Nguyễn Khuyến bây giờ) thờ các công thần tiết liệt với nhà Lê. Thoạt đầu miếu thờ đệ nhất công thần Lê Lai, một trung thần hi sinh thân mình mặc hoàng bào cứu Chúa tức Lê Thái Tổ sau này. Dân gian vẫn có câu: hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Điều đó cho thấy người được thờ không chỉ là bậc võ tướng mà còn là người dám xả thân mình vì nghĩa lớn.

Cuốn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” ghi rõ: Vị chính giữa thờ Võ Thành vương Thái công Vọng, còn từ Tôn Võ Tử, Quản Tử trở xuống 18 người phân phối thờ ở hai bên đông vũ và tây vũ. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được thờ theo vào Võ Miếu. Lập miếu riêng thờ Quan Công nhà Hán. Hàng năm, mùa xuân, mùa thu hai kỳ tế, đều dùng ngày mậu vào thượng tuần. Cấp cho mỗi miếu một ấp dân hộ, để cung phụng việc thờ tự

Đến thế kỷ XIX, miếu Trung Liệt được di rời đến gò Đống Đa. Miếu được phối thờ các tấm gương quan võ triều Nguyễn đã bỏ mình vì nước đặc biệt là các công cuộc bảo vệ kinh thành Thăng Long. Đó là Nguyễn Tri Phương cùng người con trai, tướng Nguyễn Lâm bỏ mình trong trận Pháp công phá thành Hà Nội lần thứ nhất tháng 11 năm 1873.

 

trung-liet-mieu-1.jpg
Nền cũ còn đây, miếu xưa giờ ở đâu?


Đó còn là Hoàng Diệu, Thượng thư Bộ Binh, Tổng đốc Hà Ninh - người đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để giữ trọn khí tiết trung nghĩa với dân, với nước khi Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai năm 1882. Đó còn là Trương Quốc Dụng, là Đoàn Thọ, là Nguyễn Cao - những võ nước có công với dân, với nước hi sinh dưới thời Nguyễn.

Mãi đến năm 1946, bài vị của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) mới chính thức được đưa vào thờ ở Trung Liệt miếu. Xa xa trên mặt gò vẫn còn một hòn đá trên đó có một bát hương chi chít những chân hương cũ mới. Trên mặt đá khắc một câu nói bất hủ của người anh hùng áo vải Quang Trung: Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ/ Đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.

 

trung-liet-mieu-2.jpg
Những hàng gạch vuông vức cho phép ta hình dung về một tòa miếu uy nghi


Lần xuống chân gò, gặp các cụ phụ lão để hỏi về tòa miếu Trung Liệt xưa, tôi đã được các cụ kể cho nghe về một tòa miếu nguy nga xen lẫn chút ngậm ngùi: Cũng mới đây thôi, cách đây độ năm, sáu chục năm trên đỉnh cái gò này có một ngôi miếu to lắm, những dấu chân cột vẫn còn trên đỉnh gò đấy. Đường lên miếu ngày trước cũng không phải chỉ có mỗi lối đi ở giữa như bây giờ mà có hai lối đi vòng lên gò ở hai bên tả hữu....

Mong muốn được chiêm ngưỡng xem diện mạo ngôi miếu xưa thế nào, tôi đã tìm đến nhà cụ Tư Nâu sống dưới chân gò - người đã chụp được những bức ảnh tư liệu rất quý trước khi ngôi miếu kia trở thành phế tích. Tiếc thay, những tấm hình kia giờ cụ không còn giữ và mong muốn được chiêm ngưỡng diện mạo của một Trung Liệt Miếu - một Võ Miếu Thăng Long chỉ còn chờ đến ngày Trung Liệt miếu được phục dựng...


Theo: Dân Trí

Có Thể Bạn Thích
testOct 05,2023
Eventtest

Detail
Dấu ấn Huda trong Festival nghề truyền thống HuếJul 25,2023
EventDấu ấn Huda trong Festival nghề truyền thống Huế

"Website được xây dựng trên ý thức tự nguyện, phi lợi nhuận của cá nhân Nguyễn Tri Huy , trên hết là để báo hiếu, thứ đến là muốn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết trong hệ tộc và tạo nên một công cụ giúp bà con trong hệ tộc cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.Tuy website vẫn chưa chính thức được xem như một 'cổng thông tin điện tử' của hệ tộc nhưng mong rằng đây sẽ là một cầu nối chính thức

Detail
Dấu ấn Huda trong Festival nghề truyền thống HuếJul 12,2023
EventDấu ấn Huda trong Festival nghề truyền thống Huế

"Website được xây dựng trên ý thức tự nguyện, phi lợi nhuận của cá nhân Nguyễn Tri Huy , trên hết là để báo hiếu, thứ đến là muốn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết trong hệ tộc và tạo nên một công cụ giúp bà con trong hệ tộc cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.Tuy website vẫn chưa chính thức được xem như một 'cổng thông tin điện tử' của hệ tộc nhưng mong rằng đây sẽ là một cầu nối chính th

Detail