Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại
System Admin
12/08/2024
536
Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại
Di tích quốc gia thành Điện Hải bị xâm hại

Mới đây, một lần nữa người ta lại phát hiện súng thần công và nhiều hiện vật quý giá khác ở độ sâu trên 3m ở phía tây chân thành Điện Hải (Đà Nẵng). Phát hiện trên cho thấy, có thể còn nhiều di vật khác bị chôn vùi tại khu di tích lịch sử quốc gia này và cần có một cuộc thăm dò khảo cổ học quy mô lớn...

thanh-dienhai.jpg
Một góc thành Điện Hải đã bị xâm hại (Ảnh: L.V.T)

Thành Điện Hải là chứng tích quan trọng trong giai đoạn thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lăng nước ta suốt từ năm 1858 đến 1860. Sách Quốc triều chính biên của triều đình nhà Nguyễn ghi lại: "Tháng 7 năm Mậu Ngọ có 12 chiếc tàu Pháp vào cửa Hàn, bắn phá các bảo đài..."; "Pháp lại vây nốt hai thành An Hải và Điện Hải..."; "Lê Đình Lý cự đánh tại làng Cẩm Lệ, bị thương nặng lui về Quảng Nam trị bệnh rồi mất". Tháng 10.1858, vua Tự Đức phái Nguyễn Tri Phương về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam, trực tiếp chỉ huy các trận đánh. Cho đến tháng 2.1860 "quân Pháp phải rút lui khỏi Đà Nẵng, để lại một bãi tha ma trên lưng núi Sơn Trà" (theo Đà Nẵng Xưa và Nay). Trận đầu đánh xâm lược Pháp đã được lịch sử giao phó cho Đà Nẵng. Đốc học Phạm Văn Nghị từ ngoài Bắc cũng mộ binh vào tăng cường cho cuộc kháng chiến và ông đã để lại những vần thơ: "Sĩ dân đó, núi sông đây/Muôn năm bền vững nước non này/Giặc Tây sao dám phạm bờ cõi/ Chẳng mấy gươm trời quét sạch bay!".

 

sungthancong-tuong-ntp.jpg
Súng thần công và tượng Nguyễn Tri Phương bên cạnh công trình mới xây ngay trong khu di tích (Ảnh: L.V.T)


Thành Điện Hải và những nơi chôn cất các nghĩa sĩ hy sinh trong các cuộc chiến đấu thời bấy giờ là nghĩa trũng Phước Ninh và nghĩa trũng Khuê Trung nay vẫn còn được giữ lại trong số rất ít di tích về trận chiến với quân xâm lược ngày ấy. Đó là những báu vật của Đà Nẵng và của cả nước mà mọi người đều mong muốn được giữ gìn, tôn tạo để các thế hệ về sau hãnh diện về một vùng đất anh hùng.

Thế nhưng, trong quá trình "đô thị hóa" hiện nay, di tích này đang có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại khi chính quyền Đà Nẵng triển khai dự án "Trung tâm hành chính" có vốn đầu tư từ 50 đến 60 triệu USD ngay trong khu vực bảo vệ I và II của di tích. Văn bản thông báo kết luận của lãnh đạo thành phố ký ngày 5.4.2007 về việc xây dựng tòa nhà này, cho biết: "...Thống nhất phương án mở rộng hội trường lớn theo hướng mà đơn vị tư vấn đã đưa ra, hình dáng hội trường vuông vắn, diện tích trong hội trường khoảng 1.200m2. Phải bố trí bục sân khấu để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Cho phép nếu cần thiết có thể nghiên cứu nắn bớt Thành Điện Hải để mở rộng thêm diện tích".

Theo nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ đương chức ở Đà Nẵng, đây là một văn bản hết sức lạ lùng mà việc triển khai của nó sẽ tiếp tục vi phạm Luật Bảo vệ di sản văn hóa và Nghị định 92-2002 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật trên.

Việc chỉ đạo nắn bớt thành Điện Hải như văn bản nêu trên, việc Hội đồng nhân dân thành phố đồng ý xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng trong thành Điện Hải là xâm phạm khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia; việc chọn địa điểm xây dựng Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng và các công trình cao tầng khác như Trung tâm Softech trước đó là xâm phạm khu vực bảo vệ II của một di tích quốc gia.

Thiết nghĩ, các bộ ngành liên quan và UBND thành phố Đà Nẵng nên xem xét việc giữ gìn các giá trị lịch sử trước khi quá muộn.

Nguyễn Sông Hàn, báo THANH NIÊN
 

Bài Viết Liên Quan
Hoài niệm bánh tẻ Cầu Liêu
Bánh tẻ Cầu Liêu (Thạch Thất, Hà Nội) xưa chỉ to bằng con bông kéo sợi. Lịch sự thì khách bóc để ra đĩa, lấy con dao bằng nứa khía hai nhát là vừa miếng, không thì cầm tay bóc lá, ăn dần… Loại bánh này nay chỉ còn trong ký ức.
Vinh danh gốm Giang Cao - Bát Tràng trên 'Con đường gốm sứ'
Đoạn tranh Làng nghề truyền thống Giang Cao - Bát Tràng có độ dài 35 m, tổng diện tích 70m2 , trên công trình nghệ thuật con đường gốm sứ ven sông Hồng đã được khánh thành sáng nay (1/10).
Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm
Nguyễn Tri Phương sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thìn (1800) tại làng Đường Long, tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, nay là thôn Chí Long, xã Phong Chương, huyện Hương Điền, tỉnh TTHuế. Từ nhỏ đến năm 49 tuổi tên là Nguyễn Văn Chương. Từ năm 1850 được đổi tên là Nguyễn Tri Phương, tự là Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên.
Có Thể Bạn Thích
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri PhươngOct 05,2023
Sự kiệnTưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

TTH.VN - Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Nội dung
Dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiệnJul 25,2023
Sự kiệnDâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và giới thiệu súng thần công mới được phát hiện

ĐNO – Nhân kỷ niệm 161 năm ngày Đà Nẵng mở đầu mặt trận kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1-9-1858 – 1-9-2019), sáng 31-8, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Lễ dâng hương danh tướng Nguyễn Tri Phương và các nghĩa sĩ hy sinh trong buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp (1858-1860) và giới thiệu súng thần công vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Nội dung
Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri PhươngJul 12,2023
Sự kiệnNơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.

Nội dung